Hiển thị 1 - 12 của 12
Thép Hộp Chữ Nhật Mạ Kẽm
Thép hộp chữ nhật là thép ống dài có tiết diện cắt ngang hình hộp chữ nhật. Thép có hàm lượng cacbon cao cho độ bền chắc, chống chịu lực tốt. Thép cũng có thể được mạ kẽm nhúng nóng để tăng độ bền chắc cũng như chống oxy hóa, ăn mòn bề mặt thép.
Thép Hộp Chữ Nhật Đen
Thép hộp chữ nhật có kích thước chiều dài dài hơn so với chiều rộng nên tiết diện của thép hộp là hình chữ nhật. Thông thường, thép hộp hình chữ nhật dùng để làm kết cấu dầm, dàn thép, khung sườn, lan can....Những kích thước phổ biến của thép hộp chữ nhật đen là: 25×50, 50×100, 100x200
Thép Hộp Vuông Mạ Kẽm
Thép hộp mạ kẽm là loại thép hộp được tạo thành từ các tấm thép (tôn) lớn có độ dày tùy chọn và kết cấu rỗng. Thép mạ kẽm được xử lý bằng công nghệ để bọc thêm một lớp kẽm mỏng ở bên ngoài bề mặt thép nhờ lớp kẽm này mà độ bền của thép hộp trở nên cao hơn và ít bị ăn mòn.
Thép Hộp Vuông Đen
Thép hộp đen là loại thép hộp vuông được làm từ tấm thép cán nóng. Có hai loại thép hộp là thép hộp vuông và thép hộp chữ nhật. Thép này có bề mặt màu xanh đen, ngoài thép hộp đen thì trên thị trường còn có thép hộp mạ kẽm với quy cách cũng tương tự nhau.
Thép Hình H
Thép định hình chữ H là loại thép được kết cấu giống hình chữ H, với đặc điểm có độ cân bằng cao nên khả năng chịu được áp lực hoàn hảo. Công dụng của thép hình chữ H thường được sử dụng để làm kết cấu xây dựng nhà, các thành dầm, công trình mái hoặc khung cột, máy móc, cẩu tháp… Ngoài ra, cấu tạo thép hình chữ H có nhiều loại kích thước và tỷ lệ khác nhau để đáp ứng được tính kỹ thuật riêng cho từng công trình.
Thép Hình I
Thép hình I (hay còn gọi là thép hình chữ I) là loại thép hình có hình dáng giống chữ I viết hoa trong bảng chữ cái. Cấu tạo của loại thép này gồm có 2 phần là phần cạnh ngang (phần cánh) và phần nối bụng (nối 2 cánh). Trong đó, phần cánh ngắn và có độ dài bằng nhau, phần nối bụng dài hơn hẳn phần cánh.
Thép Hình U
Thép hình U là một loại thép kết cấu với đặc trưng mặt cắt của nó theo chiều ngang giống hình chữ C hoặc chữ U, với phần lưng thẳng được gọi là thân và 2 phần kéo dài được gọi là cánh ở trên và dưới.
Thép Hình V
Thép V hay còn gọi là thép góc có diện mặt cắt hình chữ V. Thép được chia làm 2 loại chính là thép góc thường và thép góc mạ kẽm nhúng nóng. Sản phẩm thép mạ kẽm nhúng nóng có khả năng chống lại sự tác động của nước biển và một số loại axit khác tốt hơn thép góc thường.
Thép Tấm Đúc
Theo định nghĩa trong ngành cơ khí, thép tấm là loại thép có hình dạng từng miếng (hoặc tấm) đáp ứng nhu cầu sử dụng trong một số lĩnh vực nhất định. Thép tấm được gia công để dùng trong các ngành đóng tàu, cầu cảng, thùng, kết cấu nhà xưởng, bồn xăng dầu, cơ khí, xây dựng dân dụng,... Ngoài ra, thép tấm còn dùng làm tủ điện, làm container, tủ đựng hồ sơ, dùng để sơn mạ, tàu thuyền, sàn xe, nồi hơi, xe lửa, ...
Thép Tấm Gân
Thép tấm gân được sản xuất bằng quy trình cán nóng, nên bề mặt thép thường có gân hoặc hoa văn với mục đính chính là tạo độ nhám và chống trơn trượt. Thành phần chủ yếu là Cacbon nên có độ cứng, độ chịu lực và va đập tốt.
Thép Tấm Mạ Kẽm
Thép tấm mạ kẽm là sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu thép hợp kim hay thép cacbon. Sản phẩm có dạng tấm trơn hoặc tấm gân và được mạ kẽm toàn bộ bề mặt. Trước đây, người ta thường sử dụng phương pháp mạ kẽm nhúng nóng. Nhưng hiện nay, người ta còn sử dụng cả phương pháp mạ điện phân; vì nhanh hơn, lớp mạ mỏng, đều và đẹp hơn.
Thép Tấm Cán Nóng
Thép tấm cán nóng là loại thép tấm dày được sản xuất thông qua quá trình cán nóng với màu đặc trưng là xanh đen. Thép tấm cán nóng được xem là một trong những vật liệu không thể thiếu trong các ngành công nghiệp, cơ khí, xây dựng và giao thông vận tải.